DÙNG CHE KHUYẾT ĐIỂM ĐỂ ĐỊNH HÌNH KHUÔN MÔI CÓ KHẢ NĂNG GÂY UNG THƯ?

DÙNG CHE KHUYẾT ĐIỂM ĐỂ ĐỊNH HÌNH KHUÔN MÔI CÓ KHẢ NĂNG GÂY UNG THƯ?

BỘT TALC CÓ TRONG CHE KHUYẾT ĐIỂM CÓ NGUY HIỂM?

Dạo gần đây do quá nhiều học viên nhắn tin hỏi Tiên về vấn đề này nên Tiên sẽ viết hẳn một bài để giúp quý học viên và đồng nghiệp hiểu rõ hơn về TALC có trong che khuyết điểm. Bản thân là một người đang sử dụng & dạy hvien nên T nghĩ T cần phải lên tiếng. 

Đây là một bài viết tổng hợp, tóm tắt để mọi người hiểu rõ hơn về Talc là gì, tính ứng dụng & mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe – Theo nguồn FDA của Mỹ và tài liệu khoa học chuyên môn từ Châu Âu.

Lưu ý: bài viết chỉ mang tính chất bổ sung kiến thức cần thiết, ko bao gồm yếu tố khác. 


TALC LÀ GÌ? 
Trong mỹ phẩm, Talc đóng vai trò là: chất mài mòn, chất hấp thụ, chất chống đông vón, chất tạo bọt, chất làm trắng đục, chất bảo vệ da và chất điều chỉnh độ trượt. Vì tính đa dụng và độ hữu ích của mình nên Talc có mặt ở hầu hết tất cả các sản phẩm trang điểm : Phấn phủ, kem nền, kem che khuyết điểm, phấn mắt, phấn má hồng, chì mày/ môi, cushion, v..v..Hầu hết chúng ta đều có, hoặc đã từng có một lúc nào đó, một trong những sản phẩm trên nằm xung quanh nhà. 

Talc được báo cáo là được sử dụng trong phấn phủ mặt ở mức 100%, phấn rôm dành cho trẻ em ở mức 99% – tức là trong sản phẩm phấn rôm em bé có chứa toàn là bột Talc. Điều đó chứng tỏ, các sản phẩm có chứa Talc hoàn toàn có thể được thoa lên da em bé, được sử dụng trong các sản phẩm có thể vô tình nuốt phải, hoặc sử dụng gần vùng mắt hoặc niêm mạc. 

Tuy nhiên, vào năm 2019, Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm (FDA) tìm thấy chất gây ung thư có trong các mẫu sản phẩm phấn rôm của J&J .

VẬY TALCUM CÓ GÂY UNG THƯ KHÔNG?

Các nghiên cứu đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và Talc đã được công bố vào những năm 1970. Nhưng nhiều loại bột hồi đó vẫn chứa amiăng ở mức độ nguy hiểm, vậy nguy cơ cao gây ung thư buồng trứng có thể là Amiăng chứ không phải Talc.

Amiăng là chất gây ung thư đã được xác định có liên quan tới chứng u trung biểu mô, một bệnh ung thư của lớp mô phủ bên trong lồng ngực hoặc ổ bụng. Một giả thuyết cho rằng các sản phẩm bột Talc bị nhiễm Amiăng. Trong tự nhiên, các mỏ Talc thường nằm gần các mỏ Amiăng. Do đó, bột talc thô thường bị lẫn amiăng.

Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Quốc tế về Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cũng đã tìm thấy sợi Amiang trong phổi của một phụ nữ thường xuyên sử dụng một loại bột talc và cuối cùng chết vì ung thư trung biểu mô. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với 50 mẫu bột của nhãn hiệu đó được sản xuất trong hơn 5 thập kỷ cho thấy nó có chứa Amiăng.

Hội đồng Chuyên gia Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (Panel) đã đánh giá mức độ an toàn của bột Talc, đồng thời họ cũng nói thêm, mối quan hệ giữa bột Talc và Amiang thường bị hiểu nhầm.

Mặc dù Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đề cập đến việc sử dụng bột talc ở bộ phận sinh dục là “có thể gây ung thư buồng trứng” cho con người. Nhưng Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết tác động của bột talc đối với nguy cơ ung thư buồng trứng là “KHÔNG RÕ RÀNG ”.

Chỉ có những bột Talc có lẫn Amiang vs hàm lượng cao và sử dụng trong tgian dài mới có thể gây hại đến sức khỏe.

TRONG PHUN XĂM TALC CÓ THỰC SỰ GÂY HẠI?

Đối với ngành phun xăm, chúng ta dùng che khuyết điểm để định hình khuôn môi trước khi làm hoặc để tém nét khuôn môi sau khi làm để khuôn môi nổi bật hơn, về độ sắc nét do cọ và kem che khuyết điểm mang lại ko bút chì nào có thể so bì dc.

Ngoài ra, phần kem che khuyết điểm này được bao phủ ở phần da ngoài môi, tiếp xúc gần nhất vs phần viền ngoài của môi chứ không ai lấy che khuyết điểm mà bôi lên toàn bộ cái vùng môi đang làm.

Không những thế, chúng ta chỉ dùng che khuyết điểm chỉ vài phút và lau sạch ngay sau đã định hình khuôn môi bằng kim phun xăm, hoàn toàn ko đủ thời gian để gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu có.

Thay vào đó, với việc sử dụng kem nền/ phấn phủ và các sản phẩm sử dụng trên da có chứa Talc với tần suất thường xuyên sẽ gây nguy hiểm hơn nhiều.

Rõ ràng, từ xưa đến nay – trên thế giới chưa có trường hợp nào bị ung thư do dùng sử dụng kem che khuyết điểm có chứa TALC cả.

TÓM LẠI:

Bột Talc ko gây ung thư như nhiều thông tin tràn lan trên mạng.
– Bột Talc ko nên sử dụng lên vùng kín.
– Bột Talc nói riêng hay bất kì mỹ phẩm trang điểm nào nói chung không nên dùng lên da khi hàng rào biểu bì bị thiếu hoặc bị phá vỡ đáng kể – đối vs 1 làn da đang tổn thương thì phấn hay kem hay chì đều ko nên dùng. Mà thật ra ko ai khùng mà bôi những thứ ấy lên vết thương hở cả.

VẬY NÊN, TRONG VIỆC ĐỊNH HÌNH MÔI – AI THÍCH DÙNG CHE KHUYẾT ĐIỂM THÌ DÙNG, AI THÍCH DÙNG CHÌ THÌ DÙNG. CẢ HAI PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐỀU KO GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CŨNG KO QUYẾT ĐỊNH QUÁ NHIỀU ĐẾN KẾT QUẢ CUỐI CÙNG CỦA MỘT TÁC PHẨM.

#ThuyTienPham #HerAcademy